Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt

Chiều 25/2, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (Dowa) tổ chức Hội nghị ‘Liên kết chuỗi phát triển thương hiệu ngành gỗ Việt’.

Tham dự hội nghị có đại diện Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) và gần 200 đại biểu đại diện các sở ngành, địa phương, Hiệp hội gỗ Việt Nam, Hiệp hội gỗ TP.HCM, Bình Dương, các chủ doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, các doanh nghiệp chuyên ngành nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị ngành gỗ, các Ngân hàng thương mại, các Trường Đại học…

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh Minh Sáng.

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh Minh Sáng.

Ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh Minh Sáng.

Mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid-19, nhưng năm 2021, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh Đồng Nai vẫn có sự tăng trưởng mạnh, kim ngạch xuất khẩu gỗ 1,86 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2020. Đồng Nai tiếp tục giữ vững vị trí xuất khẩu gỗ lớn thứ 2 cả nước; đồng thời gỗ cũng là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch lớn thứ 3 trong các ngành của tỉnh này. Mặc dù đạt được những kết quả khá triển vọng, nhưng khó khăn hiện nay đối với ngành gỗ là nguồn nguyên liệu gỗ trong nước từ rừng trồng chất lượng chưa cao. Giá nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ nước ngoài liên tục tăng. Do vậy, việc xây dựng, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ bền vững là rất cần thiết.

Mục tiêu của ngành chế biến gỗ Đồng Nai cũng đặt ra là đẩy mạnh liên kết giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến gỗ, tổ chức liên kết tạo ra nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp nhằm đáp ứng cho ngành sản xuất gỗ trong tỉnh và các địa phương lân cận. Đồng thời, năm 2022 tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tiến hành xây dựng sàn giao dịch gỗ điện tử, bán hàng trực tiếp qua sàn giao dịch, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thương hiệu sản phẩm gỗ Việt.

Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Dowa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Sáng. 

Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Dowa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Sáng. 

Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch Dowa cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp rất khó khăn, nhưng ngành gỗ vẫn đang tăng trưởng tốt. Đặc biệt, trong năm qua với kim ngạch xuất khẩu gỗ của tỉnh tăng trưởng với con số rất ấn tượng nhất từ trước đến giờ (1,86 tỷ USD). Định hướng của ngành gỗ Đồng Nai có chiến lược và chiều sâu, tỉnh Đồng Nai đã cho Dowa quy khoạch khu lâm nghiệp công nghệ cao tại huyện Xuân Lộc.

Tại hội nghị, các đại biểu đến từ Bộ NN-PTNT, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, các sở NN-PTNT cũng như các doanh nghiệp đã thảo luận các giải pháp liên kết chuỗi phát triển cho ngành gỗ Đồng Nai nói riêng, cả nước nói chung.

Theo nhận định của các chuyên gia trong năm 2022, sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ và các loại lâm sản của Việt Nam vẫn còn rất nhiều dư địa. Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ cả nược đạt 20 tỷ  đô la vào năm 2025.

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam với 4 hiệp hội thành viên ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định. Ảnh: Minh Sáng.

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam với 4 hiệp hội thành viên ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định. Ảnh: Minh Sáng.

Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam với 4 hiệp hội thành viên ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định. Ảnh: Minh Sáng.

Đồng Nai là một trong 5 tỉnh thành trong nhiều năm qua có kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất cả nước và đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Năm 2022, ngành gỗ Đồng Nai tăng cường nhiều giải pháp để kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt 2 tỉ đô la, vượt mục tiêu xuất khẩu của đề án chế biến lâm sản bền vững tỉnh Đồng Nai đến năm 2025. Đồng thời, chú trọng chế biến sâu, giảm xuất khẩu thô nhằm tăng giá trị sản phẩm.

Ký kết hợp tác phát triển dược liệu dưới tán rừng giữa các doanh nghiệp với nhau. Ảnh: Minh Sáng.

Ký kết hợp tác phát triển dược liệu dưới tán rừng giữa các doanh nghiệp với nhau. Ảnh: Minh Sáng.

Ký kết hợp tác phát triển dược liệu dưới tán rừng giữa các doanh nghiệp với nhau. Ảnh: Minh Sáng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, sắp tới tỉnh sẽ tạo lập vùng nguyên liệu là rừng trồng cây gỗ lớn và rừng trồng phải có chứng chỉ FSC để đạt tiêu chuẩn cho chế biến gỗ xuất khẩu. Đối với rừng trồng này cũng phải liên kết thành chuỗi với những người chế biến và tiêu thụ lâm sản. Còn về chế biến, ngành nông nghiệp tỉnh cũng sẽ phối hợp với Hiệp hội để tạo một môi trường lành mạnh, kêu gọi các doanh nghiệp tiếp tục liên kết đầu tư nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu gỗ Việt nói chung và gỗ Đồng Nai nói riêng.

Ký kết hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn FSC – FM. Ảnh: Minh Sáng.

Ký kết hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn FSC – FM. Ảnh: Minh Sáng.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam với 4 hiệp hội thành viên ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định; hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn FSC – FM và hợp tác phát triển dược liệu dưới tán rừng giữa các doanh nghiệp với nhau.

“Thời gian tới, Sở NN-PTNT tỉnh, Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các sở ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng; phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ, xây dựng rừng đạt tiêu chuẩn rừng bền vững, sản phẩm gỗ có truy xuất nguồn gốc, mở rộng liên kết chuỗi giữa chủ rừng với doanh nghiệp và kết hợp phát triển lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị rừng trồng, ổn định đời sống người trồng rừng; phát triển các ngành phụ trợ cho chế biến gỗ…”, ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh.

Nguồn: Báo nongnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *