MỖI MÓN ĐỒ NỘI THẤT ĐỀU KỂ MỘT CÂU CHUYỆN (PHẦN 2)

Nếu nói mỗi tác phẩm là một nghệ thuật thì người làm nên chúng là một nghệ nhân tuyệt vời. Mỗi thiết kế là một tác phẩm dựa trên trí tưởng tượng phong phú hay một ý nghĩa câu chuyện từ chính nghệ nhân, nó bao hàm không chỉ tính thẩm mỹ, công dụng từ chất lượng mà còn bao hàm ý nghĩa sâu sắc. Trong thiết kế nội thất các nghệ nhân đã dày công sáng tạo mang đến cái nhìn sâu sắc đến gia chủ bởi sự sắc sảo và tính trách nhiệm với môi trường.

Một sản phẩm nội thất với lối thiết kế cổ điển qua từng năm tháng , chắc chắn sẽ khiến bạn thấy ấn tượng bởi sự tinh tế nhưng cũng nét của sự độc đáo, lạ thường. Hãy cùng xem tiếp các câu chuyện của từng sản phẩm nội thất dưới đây.

Chiếc bàn cổ điển “gỗ và thép” đi đôi của Slick + DesignUSA

noi-that-tavico

noi-that-tavico

noi-that-tavico
Sự kết hợp giữa 2 nguyên vật liệu cơ bản gỗ và thép tạo nên nét mạnh mẽ, vững chắc cho thiết kế

Hai vật liệu xây dựng cơ bản – thép và gỗ kết hợp với nhau do Slick + DesignUSA thiết kế, nó là phong cách cổ điển và trường tồn với thời gian. Bạn biết rằng bạn có thể mong đợi những điều kiện tuyệt vời từ một nhóm đã cung cấp các thiết kế kiến trúc đoạt giải thưởng trong hơn 25 năm qua.

Tủ TV của Hiroto Arima

noi-that-tavico

noi-that-tavico

noi-that-tavico
Thiết kế tinh giản hình khối giản đơn, mang nét cổ điển cho chiếc tủ TV

Tủ TV của Hiroto Arrima mang lại nét xưa cũ, đáng được bảo tồn cho tới thời hiện đại. Sự hoàn thiện trang nhã của cabin nâng tầm toàn bộ thiết kế, phù hợp với mọi không gian. Trên thực tế, tôi biến nó thành vật trung tâm của ngôi nhà mình và sắp xếp nhữn hứ còn lại sao cho phù hợp với nó!

Chiếc bàn Grace Entrance cũa hãng Arquette Furniture

Được sản xuất tại Melbourne, chiếc bàn Grace Entrance của hãng Arquette Furniture tự hào có các ngăn kéo được thiết kế bằng tay đi kèm với cơ chế đẩy của hãng Blum để mở và đóng nhẹ nhàng, kết hợp liền mạch đồ gỗ truyền thống với thiết kế hiện đại. Chiếc bàn ở đây được làm bằng gỗ thông của Mỹ chắc chắn và sự đơn giản của toàn bộ thiết kế khiến nó tự toát lên vẻ đẹp thanh lịch vốn có!

Chiếc bàn sóng cả Lozi Design

noi-that-tavico
Trau chuốt, tỉ mỉ cho từng chi tiết điều đó đã tạo nên nét đặc điểm cho sản phẩm

Lozi Design đã sử dụng một khớp sóng siêu lớn được làm từ gỗ tần bì rắn nhẹ và nhiều loại bề mặt hoàn thiện để tạo ra bàn sóng. Ý tưởng hoàn hảo này là một phần của “dòng sóng” tạo ra sự nổi bật và thêm làn sóng mới cho bất kì ngôi nhà đương đại nào. Lozi cũng đã phát triển vật liệu bề mặt mới cho chiếc bàn này –  bằng cách tái sử dụng mùn cưa phế thải, họ tạo ra một vật liệu tấm màu đỏ bằng cách trộn nó với nhựa nguyên sinh. Các chi tiết nội thất này toát lên sự thân thiện với môi trường.

Nhà cấp 4 bình yên thiết kế để tận hưởng thiên nhiên tươi đẹp

House in Kagoshima là căn nhà cấp 4 bình dị, an yên, được tạo ra với mong muốn các thành viên trong gia đình có thể tận hưởng bốn mùa tươi đẹp và gắn kết với thiên nhiên mỗi ngày.

Ngôi nhà được bao quanh bởi hệ thực vật xanh tươi, bởi sự chuyển giao của bốn mùa nắng, mưa, gió…

Với quan điểm nhà là cốt lõi, là chốn bình yên sau một ngày dài mệt mỏi, House in Kagoshima được thiết kế đơn giản, gần gũi với thiên nhiên, ánh sáng, cây cối và gió tự nhiên. Cũng với thiết kế này, kiến trúc sư muốn các thành viên trong gia đình dễ dàng tiếp xúc, tương tác với nhau. Gia chủ đã chia sẻ rằng “tôi muốn gia đình mình hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả khi đó không phải là một dịp đặc biệt nào cả”.

Với khung cảnh thiên nhiên như này, thật uổng phí nếu đóng rèm cửa và sống mà không cảm nhận được các mùa trong năm

Mỗi góc trong nhà đều được “chạm” gần nhất với thiên nhiên. Mẹ đứng trong bếp nấu nướng vẫn có thể ngắm nhìn con chơi đùa ngoài sân

Mỗi ô cửa lớn đều như một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời được biến đổi theo thời gian theo ngày, theo mùa…

Vật liệu gỗ có kết cấu bền và chất lượng vừa tạo cảm giác ấm cúng, vừa gắn bó lâu dài với các thành viên

Ánh nắng chan hòa vào ban ngày, bóng hoàng hôn dịu dàng lúc chập tối. Tất cả tạo nên một House in Kagoshima đặc biệt, gần gũi theo cách riêng của mình

Nhà phải là nơi gần gũi nhất với mọi người và là không gian riêng tư, nơi gia chủ có thể thả lỏng cơ thể cũng như cảm xúc của mình. House in Kagoshima đã làm rất tốt điều này. Một ngôi nhà mà mỗi người trong chúng ta đều tận hưởng tối đa cuộc sống, nơi bố mẹ luôn được gần gũi các con, được gắn bó và thể hiện tình yêu thương.

Thông tin công trình:

Địa điểm: Nhật Bản

Ảnh: Makoto Kai

Bài viết: Minh Trang

Nhà ngoại ô Tây Ninh, thiết kế mở và “ít cửa” gần gũi với thiên nhiên

Nhà Bánh Cam nằm tại vùng quê Tây Ninh thân thiện nhưng khí hậu nóng bức. Tận dụng lợi thế ở kích thước khu đất là 7,5m rộng x 30m sâu, nhóm thiết kế đã tạo ra một không gian xanh xuyên suốt toàn bộ chiều dài công trình. 

Nhà Bánh Cam sở hữu thiết kế mộc mạc, gần gũi với đời sống vùng quê Tây Ninh

Căn nhà Bánh Cam mang một ý nghĩa đặc biệt khi công trình là món quà của nữ nhiếp ảnh gia dành tặng cho ba mẹ cùng anh chị em của mình. Công trình tọa lạc tại vùng quê Tây Ninh nóng bức, nên vấn đề làm mát rất được chú trọng cho không gian nhà.

Giải pháp mà nhóm thiết kế đưa ra là tận dụng chiều sâu lý tưởng của công trình, tạo ra một không gian xanh xuyên suốt toàn bộ chiều dài ngôi nhà. Trọng tâm của thiết kế là góc nhìn rộng mở tối đa về phía sân vườn. Tất cả các không gian chức năng đều hướng tầm nhìn về phía mảng xanh. Nhờ vậy, các thành viên trong nhà đều cảm thấy được hoà mình vào thiên nhiên xanh mát. Bên cạnh đó, hành lang dài song song với sân vườn là trung tâm kết nối tất cả các không gian.

Mặt tiền của ngôi nhà giản dị với bậc tam cấp phân chia sảnh ngoài và sân trước

Sân vườn xanh mướt chạy dọc theo chiều dài của công trình

Sân vườn được trồng nhiều loại cây có khả năng làm mát, thanh lọc không khí như cây chuối cảnh, cây bàng singapore,…

Mọi không gian đều có sự kết nối với sân vườn

 

Hành lang dài chạy dọc là khu vực trung tâm giữa các không gian chức năng và sân vườn

 

Thay vì sử dụng vách ngăn hay cửa kính, nhóm thiết kế bố trí dạng mở cho 2 không gian bên trong và bên ngoài nhằm tối ưu khí tươi và ánh nắng vào bên trong

Không gian bên trong Nhà Bánh Cam thoáng rộng và có khả năng linh hoạt khi có đông người. Phòng khách và bếp – ăn được đặt tại vị trí trung tâm của ngôi nhà, giúp kết nối các thành viên trong gia đình với nhau.

Không gian bếp – ăn được bố trí tối giản, hệ tủ bếp được đóng chạm trần để tối ưu diện tích để đồ cho gian bếp. Bên cạnh là bàn ghế ăn với chất liệu gỗ là chủ đạo

 

Tiếp nối không gian phòng bếp – ăn là phòng khách với sofa văng màu nâu, phối cùng bàn trà bằng gỗ. Để tạo điểm nhấn cho không gian, gia chủ đã treo một bức tranh cỡ lớn sau ghế sofa

 

Hành lang dài dẫn đến các không gian riêng tư hơn ở cuối nhà 

 

Từ phòng giặt sấy vẫn có thể nhìn thấy sân vườn của ngôi nhà

 

Phòng tắm – vệ sinh được ốp gạch thẻ màu trắng. Bởi khí hậu luôn nắng nóng quanh năm nên phòng tắm được kết nối với sân vườn, không cần che chắn quá cẩn thận

Một điểm đặc biệt của công trình là sự kết hợp của hàng hiên sâu và thấp để cắt nắng, cùng hệ thống rèm tre để cản nắng, mưa. Những chi tiết tưởng chừng quen thuộc với kiến trúc người Việt lại hữu dụng không ngờ.

noi-that-tavico
Hàng hiên sâu giúp tiết chế ánh nắng vào bên trong cũng như giảm thiểu nước mưa bị hắt vào nhà

 

noi-that-tavico
Mành rèm tre quen thuộc với truyền thống người Việt giúp giảm thiểu ánh nắng gay gắt và mưa hắt vào trong nhà

 

Nhà Bánh Cam là một công trình đặc biệt khi được bố trí rất ít cửa, chủ yếu là không gian mở nhằm mang đến một tổng thể thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên. Nhóm thiết kế chia sẻ với Happynest: “Chúng tôi đưa ra khái niệm về một ngôi nhà không cửa, một ngôi nhà mà người sử dụng không phải thu mình vào phía trong những song sắt đô thị”.

noi-that-tavico
Bản vẽ mặt bằng công trình

 

noi-that-tavico
Bản vẽ mô phỏng không gian của công trình

Nhà Bánh Cam mang đến một không gian nhà ấm cúng, yên bình ở vùng ngoại ô Tây Ninh. Dù thời tiết có nóng bức, khắc nghiệt nhưng khi trở về nhà, các thành viên trong gia đình sẽ cảm nhận được không khí thông thoáng, mát mẻ nhờ thiết kế rộng mở, kết nối trực tiếp với không gian xanh.

Thông tin công trình:

Tên công trình: Nhà Bánh Cam

Vị trí: Hòa Thành, Tây Ninh, Việt Nam

Chủ đầu tư:  Bánh Cam

Thiết kế và thi công: Plus Idea Studio

Chủ trì thiết kế: Cao Thành An, Nguyễn Hà Nam

Thiết kế ý tưởng kiến trúc: Hỏa Tiến Mạnh, Nguyễn Hoàng Nam

Thiết kế kỹ thuật: Huỳnh Minh Thuận

Năm bắt đầu thiết kế: 2020

Năm hoàn tất xây dựng: 2020

Diện tích đất: 230 m2

Tổng diện tích sàn: 115 m2

Ảnh: An Cao

Bài viết: Khánh Linh

MỖI MÓN ĐỒ NỘI THẤT ĐỀU KỂ MỘT CÂU CHUYỆN

Thiết kế nội thất, hoặc khám phá và sử dụng những thiết kế nội thất độc đáo có thể là sở thích của nhiều người trong số chúng ta. Vì mỗi chúng ta đều biết rằng, những món đồ này đều mang một ý nghĩa riêng biệt, nó là một câu chuyện dài để kể, từ lúc nhà thiết kế dành hàng giờ để tưởng tượng và sáng tạo chúng, sau đó người thợ thủ công chuyển đổi chúng thành một vật thể tồn tại qua nhiều thế hệ và kể những câu chuyện của mình.

Nhưng hãy bỏ qua những lời nói hoa mỹ sang một bên đi, những thiết kế đồ nội thất này chắc chắn sẽ giúp bạn kết nối với chúng bằng cách sử dụng các thiết kế thuật tinh tế mà vẫn toát lên nét cổ điển qua nhiều năm tháng.

Ghế bành Ryoko của David Girelli

Nổi bật bởi hình dáng trang trọng thanh lịch và một phần của hai tay ghế được bọc một lớp da thật quý phái, ghế bành Ryoko mang đến cảm giác yên bình thực sự. Lấy cảm hứng từ một chiếc ghế gấp Nhật Bản từ những năm 1960, các tính năng , chất liệu và các chi tiết ghép nối nâng cao đường nét và các yếu tố thiết kế của chiếc ghế. Đệm lưng rời điều chỉnh xung quanh khung bằng gỗ tần bì khi ngồi mang lại cảm giác thoải mái đầy tính sáng tạo.

noi-that-tavico

noi-that-tavico

noi-that-tavico

noi-that-tavico

Tủ đầu giường Wojtala của Kirby Furniture

Với sự tưởng tượng về màu sắc và việc sử dụng tay cầm hình tròn hết sức thân thiện, bàn đầu giường với phù hiệu hình mặt trăng là thứ cần phải có để giúp bạn ngủ ngon với những cuộc phiêu lưu trong giấc mơ của bạn.

noi-that-tavico

noi-that-tavico

Chiếc bàn nhựa thông của Meubles Thouret

Chúng tôi đã thấy rất nhiều thiết kế kết hợp nhựa thông – đó là một xu hướng nghệ thuật vẫn hiện hữu. Trong khi hầu hết các nhà thiết kế sử dụng nhựa thông để làm lại thiết kế của họ, nhà thiết kế Meubles Thouret đã quyết định thực hiện một cách tiếp cận sáng tạo giúp bạn đánh giá cao hơn chức năng của gỗ ở dạng tự nhiên – sử dụng nhựa để tạo khuôn hoặc ghép các mảnh gỗ khác nhau. Mỗi miếng gỗ riêng lẻ vẫn giữ lại mẫu cắt đó, được bọc trong nhựa thông, và việc sử dụng thêm nhựa thông có nghĩa là đồ gỗ phức tạp giờ đã kết hợp với vật liệu dẻo này. Thật thông minh và dầy tính thẩm mỹ phải không nào!

noi-that-tavico

noi-that-tavico

noi-that-tavico

20 THIẾT KẾ LẤY CẢM HỨNG TỪ BỀN VỮNG (Phần 1)

Khi người dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo vệ mái nhà chung của nhân loại và hành tinh, vòng đời của sản phẩm và vai trò của con người trong việc gìn giữ môi sinh thì giới thiết kế cũng đã trải qua thời kì chuyển dịch sang triết lý thiết kế bền vững đó là qua cách tái chế.

Thiết kế có trách nhiệm

Trong xu hướng bảo vệ môi sinh, các nhà thiết kế đồ nội thất vào cuộc khá quyết liệt. Họ tham gia bằng những hoạt động rất cụ thể nhằm sáng tạo ra những sản phẩm không chỉ thật xuất sắc mà còn phải tốt cho môi trường. Tái chế nhựa vớt lên từ đại dương và suy nghĩ lại về rác thải là hai trong số những cách phổ biến nhất mà những bộ óc sáng tạo này đang áp dụng để tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn bền vững hơn. Tất cả cho mục tiêu cuối cùng là một thế giới nơi thiết kế có trách nhiệm trở thành chuẩn mực thông thường. Clever thống kê 20 thiết kế nội thất có tính tuần hoàn, bền vững ấn tượng của năm 2020.

Industrial Craft Vessel 01 của Charlotte Kidger

Nhà thiết kế Charlotte Kidger thu lại bụi polyurethane, một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất CNC, từ bãi chôn lấp và kết hợp nó thành những chiếc bàn công nghiệp đa sắc, những tác phẩm của ông gợi cho chúng ta liên tưởng đến tranh cát.

Industrial Craft Vessel 01
Nguồn: Pinterest

Emilia Brazilian Easychair của Leonardo Lattavo và Pedro Moog

Các nhà thiết kế người Brazil Leonardo Lattavo và Pedro Moog đã đưa chúng ta trở lại thời kì nghệ thuật và thủ công với chiếc ghế mềm mại làm từ vải tái chế thắt nút này.

Emilia Brazilian Easychair
Nguồn: Pinterest

Bàn WRECK của Bentu Design

Loạt sản phẩm Wreck của Bentu Design – một số sưu tập được tạo ra từ rác thải gốm sứ ở Triều Châu, Trung Quốc –  về cơ bản là biến thùng rác của người khác thành kho báu của người dùng mới.

Bàn WRECK của Bentu Design
Nguồn: Internet

Chair Charlie của Ecobirdy

80% đồ chơi bằng nhựa cuối cùng sẽ kết thúc cuộc đời trong bãi rác, lò đốt chất thải hoặc thậm chí là đại dương. Ecobirdy thu thập những đồ chơi này và tái chế chúng thành những món đồ nội thất không đọc hại cho trẻ em dễ thương nhất từ trước đến nay.

Chair Charlie của Ecobirdy
Nguồn: Internet

Confetti Coffee Table của DesignByThem

Đừng chỉ là người tiệc tùng, hãy tham gia phong trào đồ nội thất thân thiện với môi trường. Bộ sưu tập nội thất có cái tên thật hay – Confetti (hoa giấy) của Nicolas Karlovasitis và Sarah Gibson bao gồm mọi thứ, từ bàn ghế nhựa tái chế đến ghế Sofa và chậu cây.

Confetti Coffee Table của DesignByThem
Nguồn: Internet

Horseshoe Side Table của Charlotte Jonckheer

Những người theo chủ nghĩa tối giản hãy chú ý: Những chiếc bàn một bên này của Charlotte Jonckheer là dành cho bạn. Chân bannf được làm bằng giấy tái chế và bột đá.

Horseshoe Side Table của Charlotte Jonckheer
Nguồn: Internet

THỜI ĐẠI SỐ CỦA THƯƠNG MẠI NỘI THẤT

Trong thời gian dài, số hóa không phải là vấn đề đối với việc buôn bán đồ nội thất, nhưng điều này đã thay đổi nhanh chóng trong những năm gần đây.

Sự phát triển này được thúc đẩy bởi hành vi thay đổi của khách hàng, vốn không chỉ sử dụng internet như một nguồn thông tin thuận tiện mà còn mua hàng trên các cửa hàng trục tuyến ngày càng nhiều. Do đó, một chiến lược kỹ thuật số toàn diện với mô hình kinh doanh mới và các kênh tiếp thị hiện đại đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với ngành kinh doanh đồ gỗ nội thất.

noi-that-tavico
Nguồn: Internet

Màn hình không thể thay thế

Dù công nghệ đã được tận dụng tối đa vào thương mại điện tử cho đồ nội thất nhưng vẫn còn nhiều khách hàng thích vào shop mua sắm, vì màn hình không thể thay thế được sự trải nghiệm trực tiếp và tư vấn cá nhân. Song song với trực tuyến, các chuyên gia cho rằng, nhà bán lẻ cần tạo ra trải nghiệm bán hàng để cạnh tranh với các đơn vị cung cấp trực tuyến và củng cố lòng trung thành của khách hàng. Nhà bán lẻ nội thất Đức MACO Mobel là một trong những nhà tiên phong trong lĩnh vực tạo ra môi trường sống. Công ty dựa vào một cuộc triển lãm đồ nội thất được thiết kế đặc biệt và lợi khuyên cảu các chuyên gia. Việc truyền cảm hứng và lập kế hoạch diễn ra trên màn hình cảm ứng lớn và máy chiếu cảnh quan sống hay nhà bếp sống động như thật. Điều này mang lại cho khách hàng ấn tượng về không gian. Matthias Utermark, đại diện MACO, cho biết: “Chúng ta phải nhận thức được cơ hội bán bầu không khí và tận dụng nó. Bởi vì hầu khách hàng mua không phải mua vì họ cần thứ gì đó mà vì họ muốn nó”.

Vấn đề sống còn

Hiện tại khoảng 7% tổng doanh thu của ngành nội thất ở Áo  và Đức thuộc về thương mại trực tuyến với xu hướng ngày càng tăng mạnh. Do đó theo các chuyên gia, việc kinh doanh trên Internet vượt xa các cửa hàng nội thất chỉ còn là vấn đè thời gian.

Việc nghiên cứu bán lẻ ECC dự báo rằng một phần ba trong số khoảng 30.000 của hàng nội thất của Đức sẽ đóng cửa trong năm 2020. Theo ECC, chỉ các bán lẻ nội thất với chiến lược kỹ thuật số toàn diện, luôn hướng đến mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng, kết hợp tốt nhất việc bán hàng tại chỗ với kỹ thuật số cho khách hàng mới có thể tồn tại. Bởi lẽ, xét cho cùng, nhu cầu về sự tiện lợi (không mất công đến tận nơi, lựa chọn thoải mái, nhiều loại sản phẩm) đã đánh bại tâm lý dè dặt của người tiêu dùng khi mua đồ gỗ nội thất trên mạng.

Ngày càng có nhiều người tìm kiếm đồ nội thất hay đồ đạc phù hợp trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Các quyết định hầu như đã được đưa ra trước khi trực tiếp đến cửa hàng nội thất, trừ khi đơn đặt hàng được đặt trên internet. Các trang web linh hoạt được thiết kế hấp dẫn, chiến lược đa kênh và các khái niệm tiếp thị kỹ thuật số hấp dẫn đang ngày càng trở nên quan trọng.

noi-that-tavico
Nguồn: Internet

Thay đổi cách mua sắm dài hạn

Với sự trợ giúp của công nghệ thực tế tăng cường (AR), các nhà bán lẻ đồ nội thất hoàn toàn đã có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm đồ nội thất online. Khách hàng chỉ cần tải một ứng dụng trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng của mình và dùng camera quét vị trí định đặt món đồ nội thất mới. Sau đó họ sẽ chèn vào các vật thể ảo như bàn, ghế hay kệ lên màn hình và ngay lập tức có thể thấy món đồ nội thất trông như thế nào. Điều này có nghĩa các gia chủ có thể thoải mái lựa chọn và các nhà đại lý có thể tiết kiệm được khoản chi phí đắt giá. Theo các chuyên gia, các ứng dụng thực tế tăng cường kiểu này về cơ bản sẽ thay đổi cách mua sắm đồ nội thất trong dài hạn.

noi-that-tavico
Nguồn: Internet

Dự kiến kênh phân phối online sẽ chứng kiến tốc độ CARG 7,1% trong giai đoạn 2020-2017. Việc mua hàng trục tuyến ngày càng tăng nhờ tính tiện lợi đang thúc đẩy sự tăng trưởng của phân khúc này. Sự đa dạng của các sản phẩm trên những danh mục nội thất như phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách và ngoài trời đóng vai trò là động lực tăng tưởng chính cho kênh phân phối trực tuyến.

Ngoài ra việc thanh toán trực tuyến cho người tiêu dùng thì rất linh hoạt và lựa chọn giao hàng tận nơi được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng phân khúc này. Bên cạnh, không thể không nói đến nhiều loại nội thất gia đình thân thiện với môi trường cho người tiêu dùng với sự hỗ trợ rất tốt sau khi mua hàng.

Thị trường nào “xanh” nhất?

Bắc Mỹ thống trị thị trường toàn cầu, chiếm 31,6% thị phần vào ăm 2019. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong công nghiệp “nhà xanh” ở Hoa Kỳ đang mở đường cho các phụ kiện thân thiện với môi trường. Theo Hiệp hội Xây dựng nhà Quốc gia, việc xây dựng nhà ở thân thiện với môi trường cho các gia đình đã tăng lên 2% vào năm 2005 lên 23% vào năm 2013. Có thể nói, người tiêu dùng rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường xanh trong ngôi nhà của họ.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng kép hằng năm CARG dựa trên doanh thu là 7,4% trong giai đoạn 2020-2027. Hoạt động cơ sở hạ tầng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ đã thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ cư trú, đặc biệt là khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Hơn nũa, sự phổ biến ngày càng tăng của đồ nội thất ngoài trời như ghế tre, bàn trung tâm bằng gỗ tếch, giường phơi nắng trong các không gian dân cư cũng như thương mại đang thúc đẩy nhu cầu về đồ gỗ nội thất thân thiện với môi trường trong khu vực.

noi-that-tavico
Nguồn: Internet

Ai đang tham gia nhiệt tình?

Thị trường ngày càng có tính cạnh tranh cao. Các công ty đang tập trung vào việc mở rộng dòng sản phẩm và áp dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về đồ nội thất thân thiện với môi trường. Họ cũng đang áp dụng nhiều sáng kiến khác nhau để tham gia vào thị trường với những sản phẩm sáng tạo. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2018, JMX Brands đã tung ra một trang web mới, Eco Friendly Digs, chuyên phục vụ đồ nội thất thân thiện với môi trường và các mặt hàng trang trí nhà cửa khác.

Hay việc sử dụng các dòng gỗ thân thiện với môi trường theo tiêu chuẩn quy định FDI, có thể nói đến dòng gỗ tần bì và sồi rất được ưa chuộng trong năm 2021 gần đây. Các nhà sản xuất, nhà đại lý phân phối đồ gỗ nội thất luôn muốn sử dụng để đáp ứng nhu cầu chất lượng cũng như về mặt thiết kế, phần quan trọng là bảo vệ môi trường, gìn giữ và phát triển.

8 Xu hướng thiết kế cho năm 2021

Theo dõi xu hướng và nhu cầu của người dùng đồ nội thất, các chuyên gia thiết kế của Wayfair Professional đã xác định 8 xu hướng phổ biến cho năm 2021.

Mảng cong

Theo các nhà thiết kế của Wayfair Professional, những mảng cong hiện đại và ấn tượng giúp căn phòng trở nên mềm mại, thoải mái, đồng thời vẫn giữ được kiến trúc tinh tế sẽ là 1 trong 8 phong cách thiết kế phổ biến trong năm nay. Đồ nội thất tròn và các yếu tố khác sẽ mang lại cảm giác rỗ ràng, chính xác và tươi mới cho một không gian. Xu hướng này mang cảm giác gần như phong cách Paris, nơi nghệ thuật giao thoa với thiết kế, với những đường thanh mảnh, màu trung tính nhẹ nhàng và những nét mềm mại.

noi-that-mang-cong
Nguồn: Internet

Nội thất bàn ăn 6 ghế Kagawa – gỗ tần bì màu tự nhiên: https://noithattavico.com/bo%cc%a3-ban-6-ghe-kagawa-go%cc%83-tan-bi-mau-tu%cc%a3-nhien/

Thập niên 1980 trở lại

Các chuyên gia của Wayfair cho rằng những tác phẩm lấy cảm hứng từ vintage của những năm 1980, được tuyển chọn kỹ, sẽ mang lại một âm hưởng điêu khắc với màu sắc có mục đích. Những thiết kế này thường khám phá khía cạnh hoang dã của hình học, vui tươi, hoa mỹ và vượt trội. Xu hướng là những đồ nội thất kim loại có độ bóng cao, những món đồ quá khổ, hình dáng dày dặn với màu sắc tràn đầy năng lượng.

noi-that-thap-nien-1980
Nguồn: Internet

Nội thất bàn ăn 4 ghế Akita – gỗ tần bì màu nâu: https://noithattavico.com/bo-ban-an-4-ghe-akita-go-tan-bi-mau-nau/

Màu ngọc lục bảo đậm

Là một sắc màu phong phú, ngọc lục bảo gợi nhớ lại mùa xuân cao vợi, đồng rêu thăm thẳm, màu của rừng thông và sự đổi mới. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng màu sắc đa dạng này để mang thiên nhiên vào nhà. Đó là những bức tường màu ngọc lục bảo nổi bật kết hợp với chiếc ghế dài bọc nhung cùng sắc màu hoặc lớp hoàn thiện màu ngọc lục bảo sang trọng.

noi-that-mau-ngoc-luc-bao-dam
Nguồn: Internet

Nội thất bàn ăn 4 ghế Maihama – gỗ tần bì màu nâu: https://noithattavico.com/bo-ban-4-ghe-maihama-go-tan-bi-mau-nau/

Cảm hứng từ thiên nhiên

Hơn bao giờ hết, chúng ta đang khao khát một mối liên kết mới với thiên nhiên và môi trường ngoài trời. Các chuyên gia tại Wayfair cho biết vật liệu hữu cơ và hàng dệt tinh khiết thể hiện vẻ đẹp, cấu trúc và sự bất quy tắc cảu tự nhiên. Tông màu đất, hình dạng và kết cấu hữu cơ, mây tre đan và các vật liệu có thể thu hồi, tái chế nói lên nhu cầu của người tiêu dùng về thiết kế bền vững và sức khỏe mỗi ngày.

noi-that-tu-thien-nhien
Nguồn: Internet

Nội thất bàn ăn 6 ghế Hansen – gỗ tần bì màu nâu: https://noithattavico.com/bo-ban-6-ghe-hansen-go-tan-bi-mau-nau/

Một cú twist cho truyền thống

Theo các nhà thiết kế tại Wayfair, hãy làm cho các tác phẩm cổ điển trở nên hiện đại trở lại bằng cách pha trộn các tác phẩm của giữa thế kỷ với các yếu tố truyền thống hơn. Sử dụng màu sắc một các thoải mái, mang nét hoài cổ và cảm giác hài hước là những ddieuf quan trọng với xu hướng vui tươi này. Giấy gián tường ấn tượng, kính màu, vải nhung sang trọng với các tông màu phong phú và một chút vintage sẽ làm cho kiểu thiết kế này trở nên sống động.

noi-that-truyen-thong
Nguồn: Internet

Thiết kế kiểu boho hiện đại

Kết hợp tông màu trung tính với hoa văn độc đáo và điểm nhấn bằng kim loại sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Theo các chuyên gia phong cách “Bohemia” ngày nay là một tính từ hơn là một danh từ, chỉ ra một nét thẩm mỹ chịu ảnh hưởng từ tinh thần tự do của các thế hệ trước. Phong cách sang trọng kiểu boho hiện đại mang tính chiết trung với điểm nhấn là các tác phẩm mang tính dân tộc và cổ điển từ những thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ trước.

noi-that-boho
Nguồn: Internet

Phong cách đương đại quyến rũ cổ điển

Các nhà thiết kế tại Wayfair cũng cho rằng, những bóng nghiêng sang trọng và điểm nhấn quyến rũ kết hợp với phong cách Art Deco sẽ tạo nên phong cách này. Nó gợi nhớ đến sự hào ngoáng của Hollywood xưa và lấy cảm hứng từ thiết kế nội thất cao cấp, sang trọng. Phong cách quyến rũ hiện đại thường có sự kết hợp của ba màu: kim loại, vàng hoặc bạc; một màu trung tính, đen hoặc trắng; và màu nhấn, chẳng hạn như hồng hay xám.

noi-that-duong-dai-co-dien
Nguồn: Internet

Nội thất ghế Grace – gỗ tần bì vải nhung xám: https://noithattavico.com/ghe-grace-boc-ni-mau-xam-go-tan-bi-mau-nau/

Thoải mái ấm cúng

Các nhà thiết kế khuyên bạn nên gợi lại quá khứ bằng những tác phẩm vượt thời gian và những nét chấm phá của vật dụng gia truyền. Phong cách này sử dụng những phần tốt nhất của một thiết kế hướng tới chức năng và kết hợp chúng với những chi tiết thẩm mỹ vừa đủ để làm cho không gian nội thất trở nên thoải mái và dễ chịu. Đồ nội thất vintage, màn nhung, một chiếc ghế thoải mái kèm gối tựa đều giúp tăng cường cảm giác dễ chịu.

noi-that-thoai-mai-am-cung
Nguồn: Internet

Nội thất sofa Hilary: https://noithattavico.com/ghe-sofa-hilary-go-tan-bi-mau-tu-nhien/

BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT XANH

Gía trị thị trường đồ nội thất thân thiện với môi trường trên toàn cầu vào năm 2020 là 36,9 tỷ USD. Năm 2017, con số này được dự báo tăng lên đến 59,82 tỷ USD, đạt tốc độ tăng trưởng kép hằng năm – CAGR là 6,8% trong giai đoạn 2020-2017.

Nguồn ảnh: Internet

Nội thất thân thiện với môi trường ngày càng nổi bật

Các sáng kiến dự án như  nhà ở thân thiện với môi trường khắp các quốc gia đã mở rộng vi phạm sử dụng đồ nội thất thân thiện với môi trường. Hơn nữa việc ngày càng có nhiều người tiêu dung của thế hệ Z và Millennial mua đồ nội thất thân thiên với môi trường. cũng làm tăng thúc đẩy thị trường.

Việc đẩy mạnh dự án nhà ở thân thiện với môi trường của các công ty ở Úc, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Canada,… do nhu cầu của khách hàng cũng như các quy định về môi trường cũng đang thao thức nhu cầu của đồ nội thất bền vững từ khu vực dân cư. Theo báo cáo của SmartMarket của Dodge Data and Analytics, có 27% hoạt động xây dựng xanh, bao gồm hơn 60% dự án xanh trong năm 2018. Kịch bản này đang thúc đẩy thị trường nội thất bền vững.

Ngoài ra, những rủi ro sức khỏe do đồ gỗ nội thất truyền thống thải ra các chất có hại như hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và gây ra dị ứng, đau nửa đầu, hen suyễn cũng là lý do làm tăng nhu cầu về nội thất thân thiện với môi trường, vốn giảm tối đa lượng hóa chất sử dụng.

Theo một báo cáo của Cơ quan Đánh giá hô hấp Châu Âu, việc tiếp xúc với VOC trong nhà là một mối lo ngại lớn do nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo TreeHugger, trung bình mọi người dành 90% ở thời gian ở nhà. Mà nồng độ VOC và các hạt trong không gian cao gấp 100 lần so với ngoài trời. Do đó, người tiêu dùng ngày càng chuyển hướng sáng sử dụng các sản phẩm nội thất bền vững.

Nguồn ảnh: Internet

  “ Các công ty đang tập trung vào việc mở rộng dòng sản phẩm và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về đồ gỗ nội thất thân thiện với môi trường “

Phân chia thị phần thế nào?

Khu vực dân dụng thống trị thị trường đồ gỗ nội thất thân thiện với môi trường, chiếm hơn 61,6% thị phần toàn cầu vào năm 2019. Việc người tiêu dùng nâng cao nhận thức về việc sản xuất bền vững các sản phẩm nội thất đã ảnh hưởng phần lớn đến việc sử dụng đồ nội thất thân thiện với môi trường trong không gian nhà ở. Xu hướng của người tiêu dùng hướng tới việc tránh sử dụng nhựa sử dụng một lần cũng đang thúc đẩy về việc tiêu thụ đồ nội thất bền vững để trang trí nhà cửa.

Khu vực thương mại dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trên thị trường với tốc độ CAGR dựa trên doanh thu là 7% trong giai đoạn 2020-2017. Tác động của việc thiết kế văn phòng lên năng suất, khả năng duy trì và thể chất, tinh thần của nhân viên ngày càng tăng giúp đẩy mạnh việc sử dụng nội thất bền vững trong các không gian văn phòng.

Theo EPA, vào năm 2019, có 8,5 triệu tấn đồ nội thất văn phòng được thải ra các bãi chôn lấp mỗi năm. Sự phát triển của quá trình Carbon, dự kiến giúp nâng cao hiệu quả môi trường trong ngành khách sạn, đang thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng đồ nội thất thân thiện với môi trường trong các khách sạn và nhà hàng.

Phân phối nội thất xanh ở đâu?

Phân khúc mua hàng Offline chiếm tới 63,8% thị phần toàn cầu vào năm 2019. Các cửa hàng được dự đoán sẽ thống trị phân khúc kênh phân phối offline do có rất nhiều cửa hàng trang trí nội thất trên khắp các khu vực. Sự thống trị của các cửa hàng bán lẻ đã tạo cạnh tranh gay gắt trên thị trường với các nhà sản xuất lớn như Inter IKEA Systems B.V, Williams-Sonoma Inc., La-Z-Boy Incorporated, Raymour và Flanigan Furniture. Các cửa hàng này giúp người tiêu dùng hình dung ngôi nhà của họ và cách sắp đặt đồ đặc một cách rõ rang cụ thể thong qua môi trường gia đình được tạo ra ngay trong cửa hàng.

Nguồn ảnh: Internet

Các loại sản phẩm nội thất được dán nhãn sinh thái và đạt chứng nhận giúp người tiêu dùng so sánh độ khác biệt và hấp dẫn của sản phẩm thân thiện với môi trường với đồ nội thất chưa thực sự thân thiện. Ví dụ, CRATE và BARREL cung cấp các sản phẩm nội thất đạt chứng nhận FSC, bền vững và có thể tái chế, được sản xuất với thiết kế cao cấp.

NHỮNG THIẾT KẾ BÀN ĐẶC BIỆT

Từ ý tưởng thiết kế, vật liệu tinh lọc cho đến phương pháp sản xuất đặc biệt, mỗi sản phẩm bàn sau đây đều mang theo câu chuyện thú vị, trải nghiệm độc đáo.

BÀN BAY ĐA DỤNG

Với mục đích tạo ra sản phẩm để người dùng sử dụng hàng ngày nhưng tuyệt đối linh hoạt và cú thể ứng biến nhiều tình hướng khác nhau, nhóm thiết kế JCPCDR Architecture đã cho ra đời chiếc bàn bay Flying Table. Đúng như tên gọi của sản phẩm, Flying Table có thể treo gọn trên trần nhà, giấu đi khi không sử dụng nhưng cơ chế lắp ráp lại hoàn toàn dễ dàng, tương tự như một chiếc bàn bình thường.

NÉT RIÊNG BIỆT HÀI HÒA

BST nội thất Cimento Collection là sản phẩm đầu tiên được sản xuất bằng vật liệu cimento lấy cảm hứng từ thành phố Venice, Italy (vật liệu cimento là một hợp chất với 90% cốt liệu khoáng trộn cùng chất kết dính xi măng). BST đã vay mượn ý tưởng từ các tác phẩm đương đại, hình thức điêu khắc thiên về kết cấu để cho ra mẫu thiết kế nhấn mạnh hình khối.

Các sản phẩm lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 2019 và phát triển trong năm 2020 thông qua sự hợp tác của nhiều công ty thiết kế. Cimento Collection bao gồm nhiều vật dụng công năng quen thuộc như ghế, bàn coffee, kệ lưu trữ mang tạo hình đơn giản, gần gũi nhưng vẫn sở hữu nét đặc trưng riêng biệt.

BÀN CÀ PHÊ CHUPPY NGUYÊN KHỐI

Orsetto 02, sản phẩm bàn cà phê do KTS Martin Massé thiết kế cho phòng trưng bày Studio Twenty Seven tại New York có cấu trúc đơn giản, phom dáng chuppy đương đại. Sản phẩm bao gồm hai phần, một mặt bàn lớn hình nấm và nhiều chân trụ nhỏ đỡ phía dưới. Orsetto 02 là một phần của BST cùng tên, tên sản phẩm còn có nghĩa là con gấu bông theo ngôn ngữ Italy, hầu hết các thiết kế trong BST đều mang phom dáng phồng kiểu chuppy với nguồn vật liệu chính là đá.

BÀN/KỆ ORIGAMI ĐA NĂNG

Bàn/kệ đa năng XLIBRIS được sản xuất bởi một công ty quy mô gia đình theo cảm hứng Đan Mạch hiện đại. Bộ sản phẩm kết hợp khéo léo hai chức năng bàn và kệ trong cùng một hình dáng đơn giản nhưng tạo ra cách sử dụng vô cùng linh hoạt, có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại hình không gian.

NTK bắt đầu tạo ra XLIBRIS như một dự án cá nhân, phát sinh từ chính nhu cầu của anh về việc xóa bỏ ranh giới giữa bàn làm việc và kệ lưu trữ để xoay chuyển sử dụng tùy tình huống. Kết quá là bộ sản phẩm có lắp ghép từ 3 mặt ván gỗ theo phong cách nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản origami đã ra đời. Đường vạt xéo của hai mặt bên XLIBRIS luôn có góc 45 độ, chi tiết này cho phép mỗi cá thể đơn lẻ có thể dễ dàng ăn khớp với nhau, tạo nên nhiều biến thể sáng tạo trong tương lai.

MẢNH MAI ĐẦY SỨC MẠNH

AIRTable là sản phẩm bàn làm việc với phần mặt bàn mang hình dáng tam giác đều, mỗi cạnh dài 3 mét. Ngay bên dưới là phần mặt bàn với tiết diện lớn là hệ cầu trúc hỗ trợ bằng thép mỏng không gỉ rỗng, ống tròn, kết nối nhau thông qua 84 nút kim loại tạo thành thế 3 chân trụ. Điều này giúp tạo nên cảm giác thanh mảnh, nhẹ nhàng trong thẩm mỹ thị giác, tạo sự thông thoáng cho không gian nhưng vẫn cân bằng nhờ sự đan xen tỷ lệ của các mảng mỏng – dày, rỗng – đặc.

Nguồn: ELLE DECORATION

JPG Coffee & LAB Burger – Khối gạch đỏ đương đại

Sử dụng vật liệu đơn giản, vận dụng giải pháp thiết kế đồng nhất, JPG Coffee & LAB Burger biến dự án kinh doanh thức ăn mang đi tưởng chừng công nghiệp thành trải nghiệm độc đáo.

Bằng cách sử dụng đồng nhất một loại vật liệu gạch đỏ để kiến tạo nên hệ mặt tiền, không gian JPG Coffee & LAB Burger tuy đơn giản nhưng ấn tượng, nhiều tầng lớp xếp chồng lẫn nhau. Mật độ xuất hiện dày đặc của quán coffee gần như phá vỡ mặt bằng chung về kiến trúc của các công trình xung quanh nhưng lại tạo nên được sự chú ý cần thiết giữa khu phố nhộn nhịp của đô thị. Hệ kiến trúc của công trình tập trung vào dịch vụ đem đi (take away) trong kinh doanh với 2 khoảng đục lỗ lùi sau vào trên bề mặt gạch đỏ, vừa tạo điểm nhấn, vừa phục vụ công năng cách tối ưu.

Hệ mặt tiền ấn tượng được tạo nên từ gạch đỏ. Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.

KTS thiết kế đã chia không gian 38 mét vuông ra thành hai khu vực, một bên để giao tiếp với khách hàng, bên còn lại là không gian chế biến. Khi tiến lại gần hơn khu vực mua hàng đem đi, nguồn sáng được thiết kế tối lại để tập trung hơn vào cảnh hoạt động bên trong cửa hàng coffee, biến quy trình chế biến trở thành yếu tố tâm điểm trong thẩm mỹ thiết kế.

Hai khối hộp thông vào không gian bên trong, phục vụ cho việc mua hàng take away. Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.
Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.

Hệ gạch đổ làm nên thương hiệu của công trình là loại gạch đất nung quen thuộc, màu sắc đơn giản tự nhiên nhưng lại được vận dụng theo hướng thiết kế gây bất ngờ, tạo hiệu ứng liên tục từ kết cấu sẵn có. Ngoài ra, loại vật liệu này sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hoàn toàn có thể tái sử dụng thông qua việc nghiền nát và tái tạo lại theo vòng đời mới. Vì vậy mà dự án ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công năng còn truyền tải tốt thông điệp bảo vệ môi trường đang rất được quan tâm hiện tại.

Khối gạch hoàn toàn có thể tái sử dụng sau khi kết thúc vòng đời xây dựng. Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.
Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.
Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.

Địa điểm: Quảng Châu, Trung Quốc.
Diện tích: 38 mét vuông.
Năm hoàn thành: 2019.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Designboom | Ảnh: Zhang Xiaojie / Ma Yuzhao.