Tone trắng tinh giản trong thiết kế nội thất nhà

Thiết kế nội thất nhà đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là lực đẩy khiến không gian sống của bạn và gia đình trở nên ấn tượng hơn.

Vì vậy nhà là nơi có ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người. Ngôi nhà không đơn thuần là nơi che chở cho ta, mà nó còn là nơi khiến ta cảm thấy thoải mái nhất, nơi giải tỏa những mệt mỏi, lo âu và hơn hết, đó là nơi cho ta cảm nhận về tình cảm gia đình. Một nhà phố đẹp khi nó tạo được không gian ấm cúng, thoải mái cho mọi người.

Anh chị Quang Đào từ trung tâm thị trấn làm kinh doanh chuyển ra ngoại ô để có nơi an dưỡng yên tĩnh, rộng rãi, thoáng mát. Nhà phố ba phòng ngủ dành cho sáu người ở được xây dựng trên mảnh đất 520 m2 ở huyện Bắc Bình. Dù ‘bỏ phố về quê’, gia chủ vẫn mong muốn tổ ấm có phong cách hiện đại, tối giản với màu trắng chủ đạo.

nha-tavico-home

Như mong muốn của chủ nhà, ngoại thất công trình sử dụng chủ yếu màu trắng kết hợp với mảng tường ốp gạch trang trí màu xám tạo điểm nhấn.

Để nhà thông thoáng, kiến trúc sư thuyết phục chủ nhà dành 50% đất cho sân vườn và bỏ đi một số phòng không cần thiết (như phòng giải trí) hoặc kết hợp các phòng với nhau như phòng khách kết hợp với phòng thờ. Do chưa có nhiều thời gian, gia chủ hiện tại chọn giải pháp ốp gạch hết sân vườn và đặt nhiều chậu cây, tiểu cảnh trang trí.

Nền sân vườn và nền nhà cũng được nâng cao để hạn chế nguy cơ ngập nước.

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

Vẫn bận rộn công việc nên chủ nhà trang trí sân vườn bằng tiểu cảnh và các chậu cây, vừa đỡ mất công chăm sóc vừa tăng diện tích mảng xanh.

Bên trong, nội thất nhà cũng được thiết kế theo tông trắng, đáp ứng vừa đủ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Ngăn cách giữa phòng khách và hành lang dẫn đến các phòng ngủ và bếp là hệ lam xoay vừa kín vừa mở.

https://noithattavico.com/bo%cc%a3-ban-6-ghe-kagawa-go%cc%83-tan-bi-mau-tu%cc%a3-nhien/

Vì đây là căn nhà để nghỉ ngơi, kiến trúc sư ưu tiên không gian phòng ngủ và bếp. Các phòng đều được bố trí lấy sáng tự nhiên, hướng nhìn ra sân vườn.

Tổng chi phí hoàn thiện công trình khoảng hai tỷ đồng.

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

 

 

noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home noi-that-thiet-ke-nha-tavico-home

https://www.facebook.com/TavicoHome

CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN – THE MORE OF LESS

chu-nghia-toi-gian

Chủ nghĩ tối giản len lỏi vào đời sống chúng ta như thế nào?

Chủ nghĩa tối giản lần đầu xuất hiện vào những năm 60s và trở nên phổ biến vào năm 2011 nhờ cái tên Marie Kondo cùng tác phẩm “The Life-Changing Magic of Tidying Up: The Japanese Art of Decluttering and Organizing”, chủ nghĩa tối giản đã và đang trở thành phong cách sống của thời đại.

Tại Việt Nam, lối sống tối giản cũng dần trở thành kim chỉ nam của nhiều người, bởi nó giúp họ sàng lọc những thứ không cần thiết và tập trung vào những thứ quan trọng hơn. Bằng chứng là trong vòng 5 năm trở lại đây, “tối giản” dần trở thành một từ khoá phổ biến, cùng với sự ra đời của nhiều hội nhóm chia sẻ về chủ đề tối giản trên mạng xã hội.
Chủ nghĩa tối giản đang len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống người Việt như thế nào? Và liệu phong cách sống này có khiến họ hạnh phúc hơn?

Mua ít đi, chọn kĩ, sử dụng lâu dài

Với nền kinh tế phát triển nhanh và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngày càng có nhiều thương hiệu quốc tế chọn Việt Nam làm miền đất hứa, các thương hiệu nội địa cũng ngày một lớn mạnh. Tuy chất lượng sống được nâng cao, trải nghiệm cũng thêm phần đa dạng, nhưng thực tế là người Việt đôi lúc cũng cảm thấy lạc lối giữa “ma trận lựa chọn”.

Trước sự bão hoà trong lựa chọn đó, người tiêu dùng buộc phải xem xét lại mối quan hệ của họ và việc mua sắm. Thay vì chạy theo số lượng và giá rẻ, người tiêu dùng đang dần chuyển sang xu hướng mua ít đi, đồng thời tiêu chuẩn lựa chọn các món đồ cũng trở nên khắt khe hơn.

Khái niệm “Cost per use — Giá trị của món đồ được tính bằng số lần bạn sử dụng nó”, thông qua chia sẻ của các nhà sáng tạo nội dung và truyền thông, cũng trở nên quen thuộc với mọi người hơn. Một món đồ chất lượng tốt và bền, tuy có giá thành cao nhưng sẽ phục vụ bạn tốt và lâu hơn, đồng thời cắt giảm đi các chi phí bảo trì khác.

Tuy nhiên, mua ít đi không đồng nghĩa với việc bó buộc mình trong một nếp sống giới hạn. Ngược lại, nó thúc đẩy người tiêu dùng nhìn sâu vào nhu cầu của mình, và đặt câu hỏi về công năng và mục đích sử dụng trước khi quyết định có mua thêm một món đồ hay không.

bo-ban-ghe-kagawa-chu-nghia-toi-gian
Bộ bàn ghế Kagawa là một ví dụ điển hình về nội thất tối giản.

Thiết kế tinh giản

Chủ nghĩa tối giản lần đầu hiện hữu vào năm 1965 bởi triết gia nghệ thuật người Anh, Richard Wollheim, qua bài tiểu luận mang tên “Minimal Art”. Đến nay, thẩm mỹ tối giản tồn tại trong rất nhiều khía cạnh nghệ thuật của xã hội: từ không gian sống, nội thất, đồ gia dụng cho đến thời trang và thậm chí là các thiết bị điện tử.

Trong không gian sống của người Việt đang ngày càng tối giản, mở đường cho các nếp sống mới chỉn chu và hiện đại hơn. Các sản phẩm được làm từ chất liệu thô mộc, hướng về nét đẹp nguyên bản nhất cũng được yêu thích.

Thẩm mỹ tối giản cũng có mối tương quan chặt chẽ với môi trường. Xu hướng kiến trúc tại Việt Nam đang chào đón những không gian đón nắng và thoáng đãng, kết hợp được cây xanh và đồng thời sử dụng những nguyên vật liệu bền vững. Về khía cạnh thời trang, Việt Nam đang chứng kiến sự vươn lên của những chất liệu hữu cơ như linen, cotton và vải lụa.

Không chỉ dừng lại ở kiến trúc và các vật dụng hàng ngày, sản phẩm công nghệ cũng đang dần tối giản trong thiết kế, song vẫn tối ưu về tính năng. Linh kiện cho phần cứng cũng càng lúc nhỏ đi, nhưng vẫn phải giữ được cấu hình mạnh mẽ. Một chiếc laptop mỏng nhẹ nhưng đầy đủ công năng cùng thời lượng pin bền bỉ, ví dụ như dòng sản phẩm laptop Zenbook của ASUS, là một lựa chọn thích hợp với lối sống tất bật của người trẻ hiện đại.

bo-ban-ghe-sancha-chu-nghia-toi-gian
Bộ bàn ghế Sancha với thiết kế tinh giản.

Tư duy tối giản và tâm chánh thiện

Thời gian gần đây, các vấn đề về sức khoẻ tinh thần đang được chú trọng rất nhiều. Những phương pháp thiền hay yoga cũng đang dần trở thành một thói quen không thể thiếu trong đời sống người Việt trẻ. Chủ nghĩa tối giản khuyến khích mọi người nhìn vào bên trong và tìm về chính mình, từ đó đạt được trạng thái chánh niệm và tịnh tâm tối đa (empty state of mind).
Tựa như những vòng tròn đồng tâm, tư duy tối giản giúp chúng ta nhìn thế giới bằng những trải nghiệm từ nội tâm. Mọi trải nghiệm cuộc sống của chúng ta từ đó cũng trở thành chất liệu để nuôi dưỡng tâm hồn.
Như Joshua Becker đã nói trong cuốn The More of Less — “Tối giản là trân trọng những gì ta thấy giá trị nhất, và loại bỏ những gì gây phiền nhiễu cho ta.” — một khi đã hiểu và biết mình muốn gì, chúng ta sẽ xây dựng được cho mình một cuộc sống toàn vẹn và hoàn hảo nhất.

24/9 khai trương hệ sinh thái kinh doanh gỗ, nội thất trực tuyến TAVICO Home

khai trương tavico home

Ngày 24/9/2020 Tavico Group ra mắt thành viên mới Tavico Home và khai trương hệ sinh thái kinh doanh gỗ, nội thất trực tuyến tại Chợ đầu mối gỗ Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai.

TAVICO Home là hệ sinh thái trưng bày tại chổ đến trưng bày trực tuyến quy tụ nhiều đơn vị kinh doanh gỗ về cùng một nơi, vận hành được một chợ đầu mối nguyên liệu cho ngành gỗ, nội thất giá gốc… tại đường Điểu Xiển, P. Tân Biên, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

Hình ảnh khai trương Tavico Home

Video khai trương Tavico Home

 

Ngành gỗ trên cao tốc EVFTA: Mở đường tới đích

ban-go

Được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ví như cao tốc nối liền Việt Nam với EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) bắt đầu có hiệu lực từ 1/8 được kì vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ và quy mô hợp tác, thương mại và đầu tư, cũng như mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hai phía. Với riêng ngành gỗ, liệu cao tốc này sẽ giúp các doanh nghiệp đến đích nhanh hơn?

Hưởng lợi thuế xuất khẩu

Số liệu từ Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hàng năm Việt Nam xuất khẩu trung bình từ 800 triệu USD sang EU (nếu tính cả Anh). Trong đó, các sản phẩm gỗ Việt Nam gồm: đồ gỗ phòng ngủ, đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ phòng bếp, đồ gỗ khác và bộ phận đồ gỗ chiếm tới trên 65% tổng giá trị xuất khẩu, và hiện thuế suất phải chịu là từ 2-10% (gỗ Chương 44) và 2,7 – 5,6% (sản phẩm gỗ). Chỉ có 13% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU là các mặt hàng thuộc Chương 44, mặt hàng mà Việt Nam ít có lợi thế cạnh tranh. 87% còn lại thuộc Chương 94- trong đó 92% giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thuộc Chương này đang hưởng mức thuế suất 0% khi xuất sang EU.

EVFTA được đánh giá sẽ mở ra một lộ trình thênh thang cho ngành gỗ khi phần lớn sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU sẽ được hưởng thuế suất 0%. Lộ trình cắt giảm theo thỏa thuận khoảng 83% dòng thuế đối với các sản phẩm gỗ từ 6% về 0% ngay sau khi Hiệp định đi vào thực thi, 17% các mặt hàng còn lại sẽ về 0% sau 5 năm, bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm,….

Bàn ghế gỗ - Công ty CP Lâm Việt
Nhãn

Về giá trị xuất khẩu, Hiệp định khi đi vào thực thi sẽ có thêm 17% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang EU được hưởng thuế 0%. Trong đó, các mặt hàng thuộc mã từ 4401- 4409, EU áp thuế từ 2-4% và các mặt hàng thuộc mã HS 4414/15/18/20/21 EU áp thuế từ 2,5-4% sẽ hưởng thuế 0% ngay sau hiệp định ký, hiện nhóm các mặt hàng này đang chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.  Nằm cùng trong nhóm được hưởng thuế 0% sau khi Hiệp định có hiệu lực còn phải kể tới các sản phẩm như đồ nội thất sử dụng trong nhà bếp (HS 9403.40); bộ phận đồ gỗ (HS 9403. 90); đồ nội thất kết hợp với vật liệu khác (HS 9403.80), mức thuế EU hiện áp từ 2,7 -5,6%, giá trị xuất khẩu của nhóm này chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu sang EU.

Như vậy, sau khi Hiệp định đi vào thực thi thì 99% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ được hương thuế xuất 0%, chỉ còn 1% giá trị xuất khẩu ở mặt hàng ván sợi, ván dăm và gỗ dán sẽ về 0% sau từ 4-6 năm.

Sản phẩm gỗ dán
Nhãn

Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ  tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam- cho hay, trước đây, EU áp thuế từ 2-4% đối với các mặt hàng thuộc mã từ 4401- 4409 và áp thuế áp thuế từ 2,5-4% đối các mặt hàng thuộc mã Hs 4414/15/18/20/21. Tuy nhiên, mức thuế suất sẽ về 0% ngay sau Hiệp định đi vào thực thi từ 1/8. Hiện nhóm các mặt hàng này đang chiếm 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU, một con số còn khiêm tốn nhưng sẽ sớm trở thành một chủ lực nếu như ngành gỗ tận dụng hết dư địa này.

“Các mặt hàng thuộc mã 4410 – 4412, mức thuế EU đang áp từ 6-10%, nhóm các mặt hàng này chỉ chiếm gần 1% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU, sẽ xóa bỏ dần đều trong 4-6 năm tới và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa”, ông Đỗ Xuân Lập cho biết thêm.

Cùng trong nhóm được hưởng thuế 0% sau khi Hiệp định đi vào thực thi còn phải kể tới các sản phẩm như đồ nội thất sử dụng trong nhà bếp (HS 9403.40); bộ phận đồ gỗ (HS 9403.90); đồ nội thất kết hợp với vật liệu khác (HS 9403.80), mức thuế EU hiện áp từ 2,7-5,6%, giá trị xuất khẩu của nhóm này chiếm 7% tổng giá trị xuất khẩu sang EU.

Các mặt hàng thuộc nhóm HS 4413/17/16/19 và các mặt hàng ghế ngồi (Hs 9401); đồ gỗ văn phòng (Hs 9403.30); đồ gỗ dùng trong phòng ngủ (Hs 9403.50), đồ gỗ nội thất khác (Hs 9403.60) đã hưởng thuế 0%, giá trị xuất của nhóm này chiếm tới 82% tổng giá trị xuất khẩu.

Cơ hội để vươn tới đích

Không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu. Việc tiếp cận máy móc, công nghệ hiện đại của EU cũng được các chuyên gia đề cập đến. Bởi lẽ, nếu trước đây, các loại máy móc thiết bị, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từ EU phải chịu thuế từ 20 – 30%, thì khi EVFTA đi vào thực thi sẽ giảm giá thuế nhập khẩu, thậm chí được miễn thuế hoặc trả chậm khi doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trang thiết bị. Lợi ích không nhỏ khác là nhập khẩu nguyên liệu từ EU, nguồn gỗ của EU có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ sẽ tăng khả năng thu mua khi được miễn thuế. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp chế biến gỗ tìm lại thị trường.

Nếu không có EVFTA với tốc độ tăng trưởng GDP hiện nay, ngành gỗ Việt Nam dễ mất sức cạnh tranh do không còn được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập GSP như Malaysia, Trung Quốc…

EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng trong các chuỗi cung sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng EU, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các chuỗi cung ứng đồ gỗ toàn cầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản,… Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động hình thành các chuỗi cung ứng mới, mở rộng thị phần xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thu được giá trị gia tăng cao hơn.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80 – 85 tỉ USD. Con số đó đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU. Dư địa thị trường rộng mở và các nhà nước và doanh nghiệp kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào EU sẽ đạt 1 tỉ USD ngay trong năm đầu tiên EVFTA được thực thi.

Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cho biết “nút thắt” lớn nhất mà mọi doanh nghiệp xuất khẩu lĩnh vực này muốn vào EU phải đáp ứng đó là nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu. Bởi lẽ, EU sẽ từ chối đơn hàng nếu phát hiện nguồn gốc gỗ nguyên liệu được khai thác bất hợp pháp.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay, tới đây, Bộ sẽ ban hành kế hoạch thực hiện, trong đó đối với ngành đồ gỗ sẽ nhanh chóng triển khai Hiệp định VPA/FLEGT để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bền vững.  Bên cạnh đó, cần tập trung vào các vấn đề then chốt như: tăng cường diện tích rừng trồng có chứng chỉ; tất cả các doanh nghiệp ngành gỗ khi tham gia chuỗi cung ứng phải minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Hàng rào thuế quan giảm mở ra cơ hội rất lớn cho ngành gỗ Việt Nam tại thị trường EU. Cùng với sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, vấn đề còn lại nằm ở chính các doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Theo đó, cần phải xem xét những tiêu chuẩn của thị trường EU để tìm cách áp dụng vào sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần bắt đầu tìm kiếm đối tác ở EU để dễ dàng tiếp cận thị trường này hơn.

 

Nguyễn Hạnh (Gỗ Việt số 124- tháng 7/2020)

Hàn Quốc xem xét áp thuế chống bán phá giá từ 9,18% -10,65% đối với mặt hàng gỗ dán của Việt Nam

Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã quyết định yêu cầu Bộ Kinh tế và Tài chính áp dụng thuế chống bán phá giátừ 9,18% -10,65%  đối với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Kinh tế và Tài chính có nghĩa vụ đưa ra quyết định trong vòng một tháng kể từ khi có yêu cầu chính thức.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, giá các sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam bất thường, làm ảnh hưởng xấu đến các ngành công nghiệp Hàn Quốc. Bộ này sẽ tiến hành điều tra trong ba tháng tới trước khi Bộ Kinh tế và Tài chính đưa ra quyết định cuối cùng.

Các mặt hàng đang nghi vấn được dùng trong các ứng dụng khác nhau, bao gồm vật liệu xây dựng nội ngoại thất, đồ nội thất, hộp đóng gói và hàng hóa nội thất. Năm 2018, thị trường gỗ dán của Hàn Quốc có quy mô xấp xỉ 900 tỷ won và gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 45% thị trường.

Các cuộc điều tra của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng bao quát giai đoạn 2016 đến nửa đầu năm 2019. Bộ này lý giải “Trong suốt thời gian đó, lượng nhập khẩu gỗ dán từ Việt Nam tăng cùng với thị phần của sản phẩm, dẫn đến sụt giảm thị phần và doanh số bán các sản phẩm của Hàn Quốc, giảm công ăn việc làm trong ngành, sử dụng công suất thấp hơn, lợi nhuận giảm, v.v.”

Gỗ Việt theo Business Korea

Giữ vị thế trong đại dịch

nha-may-go

“Chúng tôi vẫn kí được một số đơn hàng từ Malaysia khi nước này phải dừng hoàn toàn các cơ sở sản xuất, tuy không nhiều như trước nhưng rất quan trọng, nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố từ đối tác, sự kết nối và niềm tin từ đối tác trong thời gian dài”, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Woodlands nói với sự tự tin, khi doanh nghiệp ông điều hành trở thành điểm sáng của ngành gỗ trong thời gian này.

Nhận đơn hàng ngay trong tâm bão Covid-19 không phải chuyện đơn giản, khi thị trường thế giới gần như đóng băng vì Covid-19, các chuỗi cung ứng đứt gãy và bảo toàn sức khỏe mới là ưu tiên hàng đầu ở nhiều nước chứ không phải là chuyện mua bán hay sản xuất. Nhưng Woodlands là một trong số ít những doanh nghiệp gỗ Việt Nam chứng tỏ được khả năng thích ứng và sự mạnh mẽ của mình, cũng như giúp ngành gỗ Việt Nam giữ được vị thế trước tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Vừa chống dịch, vừa sản xuất vừa bảo vệ doanh nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu của ngành gỗ, và bảo đảm sức khỏe cho người lao động, đó là cách làm của Woodlands cũng như nhiều doanh nghiệp lớn trong thời điểm này.

Ngay cả những công ty FDI giàu kinh nghiệm đến từ Đài Loan, dù doanh số vẫn tăng, chi phối 65% giá trị xuất khẩu của ngành gỗ cũng đã phải dừng sản xuất để bảo toàn nhiều giá trị doanh nghiệp, mới thấy được nỗ lực và sức sống của doanh nghiệp gỗ trong nước lớn như thế nào khi phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Chính điều này sẽ tạo lợi thế, bởi khi tình hình ổn định doanh nghiệp FDI sẽ sản xuất trở lại nhưng họ sẽ tốn nhiều thời gian để khôi phục hoạt động nhà máy, tuyển thêm nhân công. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước có thể chuyển từ trạng thái “cầm chừng” sang gia tăng công suất nhanh hơn ngay khi có đơn hàng.

Cũng là một trong những doanh nghiệp có sức đề kháng tốt với dịch Covid-19, ông Huỳnh Quang Thanh, Giám đốc công ty Hiệp Long cho biết, việc đa dạng hóa thị trường, mở rộng hướng xuất khẩu tới những thị trường khác như Bắc Mỹ hay Trung Đông giúp công ty làm chủ được tình thế và giữ được sự ổn định trong sản xuất và tăng trưởng.

Chủ động và tăng kết nối thị trường và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu là một trong những lý do giúp những doanh nghiệp nói trên tìm ra mạch nước để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của ngành gỗ nói chung.

Các doanh nghiệp này đã biết chú trọng vào vùng nguyên liệu tại chỗ, củng cố thị trường nội địa và xác định sản phẩm chiến lược để tránh phụ thuộc vào số ít thị trường trọng điểm. Và chính họ cũng là tấm gương để giúp các doanh nghiệp có thể định hướng lại chiến lược kinh doanh, xu hướng mới của ngành gỗ trên toàn cầu thời hậu Covid-19 là xây dựng một mạng lưới có nhiều mắt xích cung ứng (supply network) thay vì chuỗi cung ứng phụ thuộc vào một quốc gia như trước kia.

Và ngành gỗ Việt Nam cần sớm hình thành và đẩy mạnh các liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành, xây dựng chuỗi cung trong nước và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, để vượt qua giai đoạn khó khăn này, củng cố nền tảng để chuẩn bị cho sự trở lại mạnh mẽ vào quý 4, thời điểm được dự báo là thị trường thế giới sẽ ổn định và tăng tốc trở lại.

Nam Anh – Gỗ Việt số 122, tháng 5/2020

Bộ Nông Nghiệp và PTNT: Họp các bên liên quan về áp sai mã HS mặt hàng gỗ ghép thanh

Sáng nay (5/8/2020) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn chủ trì cuộc họp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng các Doanh nghiệp gỗ dán, gỗ ghép thanh về Họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chế biến, xuất khẩu ván dán và ván ghép thanh do Bộ NN&PTNT tổ chức

Vừa qua Tổng cục Hải quan có thông báo số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty CP CB Gỗ Mộc Cát Tường đối với mặt hàng gỗ ghép thanh làm từ gỗ cao su. Theo thông báo này, mặt hàng gỗ ghép thanh sẽ bị ghép mã HS 4407 khi làm khai báo hải quan với mức thuế xuất khẩu là 25%.

Trong khi cũng theo kết quả phân loại mã HS của Cục kiểm định Hải quan, Chi cục kiểm định hải quan 4 thuộc Tổng cục Hải quan năm 2019 (tại Thông báo số 377/TB-KĐ 4 ngày 13/3/2019) với mặt hàng này thì được ghép mã HS 4418 khi khai báo làm thủ tục xuất khẩu, mức thuế áp dụng là 0%.

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuân chủ trì cuộc họp

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì cuộc họp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục chế biến, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất gỗ ghép thanh.

Phát biểu tại cuộc họp này, Thứ trưởng Hà Công Tuấn chia sẻ, năm nay ngành lâm nghiệp bộn bề khó khăn, mục tiêu cao nhất muốn đạt được là duy trì tăng trưởng. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản trong 7 tháng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 6,1 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành gỗ và lâm sản từ đầu năm đến nay chỉ tập trung vào chống dịch. Trong tháng 7, giá trị xuất khẩu đã tăng kỷ lục đạt 1,05 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp đặt kỳ vọng vào ngành này về mức tăng trưởng cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra để bù lại những phần không thể khắc phục nổi của các ngành khàng khác do dịch Covid-19, nhất là hàng nông sản.

Đứng trước các khó khăn dịch Covid-19, Bộ Nông nghiệp và PTNTN sẽ luôn chia sẻ và đồng hành cùng các doanh nghiệp ngành gỗ. Để giải quyết vấn đề áp mã đối với mặt hàng gỗ ghép thanh, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị Bộ Tài Chính cần sớm giải quyết việc áp sai mã HS đối với mặt hàng gỗ ghép thanh kịp thời, để doanh nghiệp ổn định sản xuất, tránh tạo tâm lý bất ổn cho doanh nghiệp, cũng nhự gây ra sự bất ổn về chính sách.  Nếu Bộ Tài chính chưa đưa ra hướng xử lý kịp thời, Bộ Nông nghiệp sẽ báo cáo Thủ Tưởng Chính phủ – đó là ý kiến của Thứ trưởng Hà Công Tuấn tại cuộc họp này.

Gỗ Việt

Hơn 200 nghệ sĩ tham gia giỗ Tổ sân khấu tại Tavico Hố Nai

Trưa 28-9, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai tổ chức lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2020 tại sân khấu Chợ đầu mối gỗ Tavico Hố Nai.

Tại buổi lễ, hơn 200 nghệ sĩ sân khấu nhiều thế hệ trong và ngoài tỉnh đã cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về nghề, biểu diễn các trích đoạn nghệ thuật sân khấu, báo cáo tổng kết các nhiệm vụ đã thực hiện được trong 9 tháng của năm 2020; đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong 3 tháng cuối năm.

Theo đó, trong 9 tháng qua, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng các nghệ sĩ của nhà hát đã ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hoạt động biểu diễn. Đến thời điểm hiện tại, đã có hàng chục chương trình nghệ thuật livestream của nhà hát lan tỏa đến công chúng trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở VH-TTDL Lê Kim Bằng ghi nhận và biểu dương thành tích của ngành Sân khấu cũng như các nghệ sĩ tỉnh nhà đạt được trong thời gian qua, đồng thời kỳ vọng đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên của nhà hát sẽ tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được, cống hiến và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân.

Theo Báo Đồng Nai